Các đặc điểm thương mại Thị trường ngoại hối

Các tiền tệ được trao đổi nhiều nhất theo giá trị
Phân phối tiền tệ của luân chuyển vốn thị trường ngoại hối toàn cầu[67][3]
Thứ tựTiền tệISO 4217
(Ký hiệu)
% hàng ngày
(Tháng Tư 2010)
1
Đô-la Mỹ
USD ($)
84.9%
2
Euro
EUR (€)
39.1%
3
Yên Nhật
JPY (¥)
19.0%
4
Bảng Anh
GBP (£)
12.9%
5
Đô-la Úc
AUD ($)
7.6%
6
Franc Thụy Sĩ
CHF (Fr)
6.4%
7
Đô la Canada
CAD ($)
5.3%
8
Đô la Hồng Kông
HKD ($)
2.4%
9
Krona Thụy Điển
SEK (kr)
2.2%
10
Đô la New Zealand
NZD ($)
1.6%
11
Won Hàn Quốc
KRW (₩)
1.5%
12
Đô la Singapore
SGD ($)
1.4%
13
Krone Na Uy
NOK (kr)
1.3%
14
Peso Mexico
MXN ($)
1.3%
15
Rupee Ấn Độ
INR (₹)
0.9%
Khác12.2%
Tổng số[68]200%

Không có thị trường thống nhất hoặc được thanh toán bù trừ trung tâm đối với đa số các trao đổi, và có rất ít quy định xuyên biên giới. Do bản chất giao dịch ngoài sàn (OTC) của các thị trường tiền tệ, có một số thị trường kết nối với nhau, nơi các công cụ tiền tệ khác nhau được giao dịch. Điều này có nghĩa rằng không có một tỷ giá hối đoái duy nhất mà là một số tỷ giá (giá cả) khác nhau, phụ thuộc vào cái mà ngân hàng hoặc nhà tạo lập thị trường đang giao dịch, và nó ở đâu. Trong thực tế các tỷ giá khá gần do hưởng chênh lệch. Do sự thống trị của London trên thị trường này, giá niêm yết của một loại tiền tệ cụ thể thường là giá thị trường London. Các sàn giao dịch ngoại hối lớn bao gồm EBSReuters, trong khi các ngân hàng lớn cũng cung cấp các hệ thống giao dịch. Một liên doanh của Chicago Mercantile ExchangeReuters, được gọi là Fxmarketspace mở cửa vào năm 2007 và đã ước nguyện nhưng không thành công tới vai trò của một cơ chế thanh toán bù trừ thị trường trung tâm.

Các trung tâm trao đổi chính là New YorkLuân Đôn, mặc dù Tokyo, Hồng KôngSingapore cũng là các trung tâm quan trọng. Các ngân hàng trên toàn thế giới tham gia. Trao đổi tiền tệ xảy ra liên tục trong ngày; phiên giao dịch châu Á kết thúc, phiên châu Âu bắt đầu, tiếp theo là phiên Bắc Mỹ và sau đó trở lại với phiên giao dịch châu Á, ngoại trừ những ngày cuối tuần.

Các biến động trong tỷ giá hối đoái thường được gây ra bởi dòng chảy tiền tệ thực tế cũng như bởi những mong đợi của những thay đổi trong dòng chảy tiền tệ gây ra bởi những thay đổi trong tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát (lý thuyết sức mua tương đương), lãi suất (tương đương lãi suất, hiệu ứng Fisher trong nước, hiệu ứng Fisher quốc tế), thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách và thâm hụt thương mại, các giao dịch M&A lớn qua biên giới và các điều kiện kinh tế vĩ mô khác. Tin tức quan trọng được phát hành công khai, thường vào ngày dự kiến​​, rất nhiều người được tiếp cận với cùng những tin tức vào cùng một lúc. Tuy nhiên, các ngân hàng lớn có lợi thế quan trọng; họ có thể nhìn thấy dòng đặt lệnh của các khách hàng của họ.

Các tiền tệ được trao đổi với nhau theo cặp. Mỗi cặp tiền tệ do đó tạo thành một sản phẩm trao đổi cụ thể và được ghi theo truyền thống XXXYYY hay XXX/YYY, ở đây XXX và YYY là ISO 4217 mã 3 chữ cái quốc tế của các tiền tệ liên quan. Tiền tệ thứ nhất (XXX) là tiền tệ cơ sở mà được báo giá liên quan tới tiền tệ thứ hai (YYY), gọi là tiền tệ đối lập (hay tiền tệ trích dẫn). Ví dụ, báo giá EURUSD (EUR/USD) 1.5465 là giá của euro được biểu diễn bằng đô-la Mỹ, có nghĩa 1 euro = 1.5465 đô-la. Quy ước thị trường này là báo giá hầu hết tỷ giá hối đoái so với USD với đô-la Mỹ là đồng tiền cơ sở (ví dụ như cặp USDJPY, USDCAD, USDCHF). Các trường hợp ngoại lệ là bảng Anh (GBP), đô-la Úc (AUD), đô-la Tân Tây Lan (NZD) và euro (EUR), khi USD là tiền tệ đối lập (ví dụ như GBPUSD, AUDUSD, NZDUSD, EURUSD).

Các yếu tố ảnh hưởng đến XXX sẽ ảnh hưởng đến cả XXXYYY và XXXZZZ. Điều này làm cho tiền tệ tích cực tương quan giữa XXXYYY và XXXZZZ.

Trên thị trường giao ngay, theo Khảo sát Ba năm một lần năm 2010, các cặp tiền tệ song phương được giao dịch nhiều nhất là:

  • EURUSD: 28%
  • USDJPY: 14%
  • GBPUSD: 9%

và đồng tiền của Mỹ đã tham gia trong 84,9% các giao dịch, tiếp theo là đồng euro (39,1%), đồng yên (19,0%), và đồng bảng Anh (12,9%). Tỷ lệ phần trăm khối lượng cho tất cả các đồng tiền cụ thể sẽ được thêm lên đến 200%, do từng giao dịch đều liên quan đến hai đồng tiền.

Trao đổi đồng euro đã tăng lên đáng kể từ sáng tạo của tiền tệ này trong tháng 1 năm 1999, và thị trường ngoại hối sẽ còn duy trì đô-la-là-trung tâm trong bao lâu vẫn còn mở để tranh luận. Cho đến gần đây, giao dịch đồng euro so với tiền tệ ZZZ không châu Âu sẽ thường liên quan đến hai trao đổi: EURUSD và USDZZZ. Ngoại lệ này là EURJPY, mà là một cặp tiền tệ được giao dịch thành lập trong thị trường giao ngay liên ngân hàng. Do giá trị của đồng đô la đã bị xói mòn trong năm 2008, quan tâm trong sử dụng đồng euro như tiền tệ tham chiếu cho giá hàng hóa (như dầu), cũng như một phần lớn dự trữ ngoại hối của các ngân hàng, đã tăng lên đáng kể. Giao dịch bằng đồng tiền của các nước sản xuất hàng hóa, chẳng hạn như AUD, NZD, CAD, cũng đã tăng lên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thị trường ngoại hối http://www.bankofcanada.ca/en/rates/exchform.html http://www.euromoney.com/poll/3301/PollsAndAwards/... http://www.google.com/search?q=modern+foreign+exch... http://au.ibtimes.com/articles/110821/20110210/wha... http://au.ibtimes.com/forex http://www.investopedia.com/ http://www.investopedia.com/articles/forex/08/top-... http://www.investopedia.com/terms/o/overbought.asp http://www.investopedia.com/terms/r/riskaverse.asp http://michaelguth.com/economist/chap1.htm